• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
​Với phương châm “đi trước mở đường", những năm qua, ngành Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực trong chuyển đổi số cũng như ứng dụng công nghệ nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ là trọng tâm ưu tiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng chí Mai Văn Huỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang,

phát biểu chỉ đạo Lễ công bố Cổng thông tin điện từ Đảng bộ tỉnh. Ảnh: Mai Tưởng

Ngày nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có bước phát triển đột phá, nhiều biến đổi khó lường, nhiều đổi thay mà con người chưa bao giờ tính đến và biết đến. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang cho toàn nhân loại sự thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống chính trị - xã hội... làm thay đổi từ nhận thức, tư duy đến nếp sống, thói quen thường có của con người. Nó đồng thời tạo ra thời cơ và thách thức đan xen đối với tất cả các quốc gia - dân tộc. Nó tác động đến từng nhà, từng người, đòi hỏi ngành Tuyên giáo phải vừa chủ động thích ứng vừa nhạy bén, sáng tạo, không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quát triệt quan điểm: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả" đã được xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; trong bối cảnh công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, ngành Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang đã tận dụng cơ hội sẳn có, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trên địa bàn tỉnh, trong đó có tập trung vào chuyển đổi số.

Như chúng ta đã biết, chủ thể công tác tuyên giáo là những tập thể, cá nhân trực tiếp triển khai thực hiện công tác tuyên giáo. Trong chuyển đổi số công tác tuyên giáo, trước hết chủ thể công tác tuyên giáo - chính là yếu tố con người, là đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của chuyển đổi số; đồng thời sẳn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 8/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030" chỉ ra là: “... nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số"; cùng với đó là, “Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh... Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về chuyển đổi số". Quán triệt nhiệm vụ, giải pháp đó, thời gian qua, ngành Tuyên giáo tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên của ngành về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Quan tâm cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ... Khuyến khích cán bộ, công chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng thông tin diện rộng của Đảng và trên mạng Internet.

Trên cơ sở nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật hiện có, ngành Tuyên giáo đã từng bước hình thành nguồn dữ liệu số đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân như: phát hành Bản Thông tin nội bộ và Bản tin Sinh hoạt tổ nhân dân tự quản và các đoàn thể trên internet (trang nhánh trên Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh); vận hành có hiệu quả Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là kênh thông tin chính thống của Đảng bộ tỉnh trên mạng internet; cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, có định hướng của Tỉnh ủy đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân về các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại... Triển khai, ra mắt mô hình “Cafe sách 4.0", “Chợ 4.0", thiết kế infographic, kiểm duyệt, biên soạn tài liệu đưa vào ứng dụng mã QR Code để cung cấp thông tin tuyên truyền rộng rãi, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao.

Ngành Tuyên giáo đã tham mưu và chủ trì tổ chức các hội nghị tiếp thu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, hội nghị báo cáo viên, hội nghị tiếp thu các chuyên đề học tập và làm theo Bác... bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến điểm cầu cấp huyện, có nơi đến cơ sở. Qua đó việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân được thuận lợi, nhanh chóng và có sức lan tỏa rộng lớn; kịp thời cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, kinh phí nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả chuyên môn. Thành lập các trang, cổng thông tin điện tử và hàng trăm trang, nhóm cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội; duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động với rất nhiều bài viết tuyên truyền thông tin tích cực, tạo dòng thông tin chính thống, chủ lưu từ tỉnh đến cơ sở. Hệ thống các văn bản phát hành đã được thực hiện thông suốt trên môi trường điện tử; có trên 100 nhóm Zalo, Messenger được thành lập để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, trao đổi công tác tuyên giáo nhanh chóng, kịp thời. Các tài khoản trên nền tảng mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp do hệ thống Tuyên giáo thành lập, quản lý hoạt động thường xuyên, liên tục, hiệu quả, có tác dụng định hướng, dẫn dắt các nội dung tuyên truyền trong từng sự kiện, thời điểm cụ thể, không để nhiễu loạn thông tin gây bất lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

Trên cơ sở nền tảng ứng dụng của Google Biểu mẫu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã thiết lập Sổ Theo dõi việc tự nhận diện, đánh giá các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc thực hiện nêu gương; việc chấp hành quy định những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm" theo  Hướng dẫn số 02-HD/TU, ngày 28/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; qua đó giúp cho cán bộ, đảng viên dễ dàng thao tác, giúp cấp ủy dễ dàng tổng hợp, đánh giá. Đây là cách làm mới đã được Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao.

Để chủ động trong việc nhận diện và đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; trên cơ sở vận dụng các quy định của Trung ương và kinh nghiệm từ thực tiễn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ ban hành Kế hoạch chỉ đạo, vận hành xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Đây là chủ trương rất cụ thể, sâu sát về vấn đề đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc từ tỉnh đến cơ sở; xác lập cơ chế chỉ đạo, vận hành, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng (chủ yếu những thông tin liên quan đến địa phương), góp phần giữ vững mặt trận tư tưởng, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Với nhiệm vụ “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết", ngành Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang một mặt phát huy các nguồn lực sẳn có, mặt khác, tích cực tranh thủ huy động nhiều nguồn lực khác để đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Xem chuyển đổi số là “khâu đột phá" trong nhiệm vụ chính trị của ngành, tác động tích cực, qua đó góp phần giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân từng bước thay đổi nhận thức, hành vi, thích ứng với quá trình chuyển đổi số nói chung trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: kiengiang.dcs.vn
Số lần đọc: 2899

Tin liên quan