• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Ngày 27-12, Tỉnh đoàn tổ chức Hội nghị báo cáo viên quý IV/2024. Tham dự có đồng chí Thị Phương Hồng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh; các đồng chí Báo cáo viên BCH Tỉnh đoàn khóa XI; Bí thư, Phó Bí thư các Huyện, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc; Các đồng chí là cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền các Huyện, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc.

Hội nghị đã được nghe Thượng tá Hoàng Quốc Sơn – Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an tỉnh Kiên Giang trình bày các chuyên đề về “Các mối đe dọa và thách thức An ninh mạng trong giai đoạn hiện nay” và “ Thực trạng, giải pháp phòng chống tội phạm mua bán người trên không gian mạng”.

Quang cảnh hội nghị

Đồng chí Thị Phương Hồng – Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Kiên Giang cho biết: Công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người là một hoạt động được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đặc biệt quan tâm. Cùng với sự năng nổ, nhiệt huyết của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và hoạt động thường xuyên của các CLB, tổ, đội, nhóm đã tạo điều kiện cho công tác phòng, chống mua bán người và các tệ nạn xã hội thu được nhiều kết quả thiết thực. Công tác giáo dục pháp luật trong đoàn viên, hội viên, thanh thiếu niên được các cấp bộ Đoàn - Hội trong tỉnh tập trung triển khai với nhiều hình thức phong phú như: sân khấu hóa, hội thi, diễn đàn thanh niên, CLB thanh niên,… phù hợp với từng đối tượng thanh thiếu niên, nội dung chuyển tải phong phú và sát với thực tế tại cơ sở, thu hút đông đảo thanh niên tham gia.

Đ/c Thị Phương Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị

Đồng chí Thị Phương Hồng cũng mong muốn qua hội nghị báo cáo viên lần này với những kiến thức quý báu mà báo cáo viên truyền tải, mỗi đồng chí báo cáo viên BCH Tỉnh đoàn sẽ là một chiến sỹ có hiểu biết, có kỹ năng trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hiện nay.

Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người trên thế giới diễn ra phức tạp, nhất là mua bán người thông qua đưa người di cư trái phép từ châu Á, châu Phi, Trung Đông sang châu Âu. Theo Cơ quan phòng, chống tội phạm và ma túy Liên hợp quốc (UNODC), trên thế giới có gần 250 triệu người di cư trái phép và vẫn tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của khủng bố, xung đột, bạo lực… Nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân của hàng trăm đường dây mua bán người trên thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là các nước tiểu vùng sông Mê Kông được coi là điểm nóng của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp.

Thượng tá Hoàng Quốc Sơn – Phó Trưởng phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm

sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an tỉnh Kiên Giang tham gia báo cái các chuyên đề tại hội nghị

Ở Việt Nam, theo thống kê từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1.300 vụ, gần 1.700 đối tượng, lừa bán gần 3.000 nạn nhân. Qua thực tiễn đấu tranh với tội phạm mua bán người của lực lượng Công an cho thấy: Các đối tượng hình thành nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Những xu thế mua bán người mới nổi trong thời gian qua bao gồm các loại tội phạm mua bán người trực tuyến, lừa đảo cưỡng bức lao động, đối tượng nạn nhân tiềm năng đã mở rộng ra nhiều thành phần trong xã hội không còn trong phạm vi truyền thống như trước đây là phụ nữ và trẻ em.

Các đối tượng phạm tội triệt để lợi dụng công nghệ cao, các mạng xã hội để tìm kiếm, lừa gạt nạn nhân hoặc tìm kiếm, liên lạc với người có nhu cầu mua nội tạng hoặc mua con nuôi. Bên cạnh đó cũng xuất hiện hiện tượng đưa người từ một số nước khác trung chuyển qua Việt Nam để đến nước thứ ba./.

 

Thanh Sơn
Số lần đọc: 73

Tin liên quan