• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Khi Gen Z dành thời gian ngày càng nhiều để "la cà" trên mạng xã hội, việc phòng chống bạo lực mạng ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Vì vậy, truyện tranh về phòng chống bạo lực mạng với chủ đề "Mạng ảo - thế giới bên trong những chiếc màn hình" đã góp phần trang bị kỹ năng "sống xanh" trên mạng một cách sáng tạo, sinh động.

Sự phát triển của công nghệ số và internet đã mang lại nhiều cơ hội học tập và giải trí, tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là về vấn đề an toàn trên mạng đối với thanh thiếu niên. Các khảo sát quốc tế và trong nước đều chỉ ra những con số đáng lo ngại về việc sử dụng mạng xã hội và các nguy cơ liên quan.

Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cảnh báo về sự gia tăng đáng kể việc sử dụng mạng xã hội có vấn đề ở thanh thiếu niên dựa trên kết quả khảo sát với 280.000 người trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở 44 quốc gia ở châu Âu, Trung Á và Canada. Khảo sát cho thấy, hơn 30% thanh thiếu niên chơi trò chơi trực tuyến hàng ngày, 22% trong số đó chơi ít nhất là 4 giờ, 12 % số thanh thiếu niên có nguy cơ nghiện cờ bạc.

Ở trong nước, theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, 82% trẻ em Việt Nam từ 12 - 13 tuổi sử dụng internet hàng ngày, ở lứa tuổi 14 - 15 là 93%. Khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra, thời gian trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội là từ 5 - 7 giờ một ngày nhưng chỉ có 36% được dạy về việc đảm bảo an toàn trên mạng.

Trong bối cảnh đó, việc truyền tải kiến thức và kỹ năng để bảo vệ trẻ em một cách sáng tạo, gần gũi là rất quan trọng. Bộ truyện tranh phòng chống bạo lực mạng với chủ đề "Mạng ảo - thế giới bên trong những chiếc màn hình" ra đời với mục tiêu trang bị cho các bạn trẻ những bài học ý nghĩa về cách nhận biết, ứng phó và tự bảo vệ bản thân trước các hành vi tiêu cực trên mạng.


 


 


 


 

 



Chia sẻ với Tiền Phong, TS Nguyễn Nga Huyền - giảng viên Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhìn nhận, không hiếm để bắt gặp những ngôn từ thiếu lành mạnh, mang tính bắt nạt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân nào đó đến từ các bạn trẻ.

Mạng xã hội khiến cho bạn chìm vào một thế giới thông tin (mà đa phần được tạo ra bởi các cá nhân) có tính chất: ngắn, nhanh, visual và lôi cuốn. Do đó, nó đẩy cảm xúc của bạn cuốn theo các tình tiết, và không để bạn có thời gian dành cho việc suy nghĩ, cân nhắc, phản biện.

Theo nữ chuyên gia báo chí - truyền thông, để giới trẻ trở lại cuộc sống thực, không có cách nào khác, họ cần bớt sống trên không gian ảo và sống ở thế giới thực nhiều hơn. Thay vì lướt mạng, các bạn trẻ có thể đọc nhiều sách hơn. Thay vì bình luận ở trên mạng, các bạn có thể gặp mặt trực tiếp bạn bè, người thân quen của mình để nói chuyện với nhau một cách tập trung nhất.

"Các bạn trẻ nên cân nhắc “chậm lại”. Chậm lại trước khi tương tác trên mạng xã hội, nghĩ xem đây có là điều đáng được chia sẻ. Chậm lại trước khi khẳng định điều gì đó mà bạn chưa chắc chắn hoàn toàn. Chậm lại trước khi buông lời phán xét một ai đó. Chậm lại trước khi vô tình “tiếp tay” cho những điều xấu lan toả…”, TS Huyền khuyến cáo.

Nguồn: Trung ương Đoàn
Số lần đọc: 162

Tin liên quan