• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Ban Biên tập xin được giới thiệu một số câu hỏi thường gặp về Luật Bảo hiểm xã hội. Nội dung này được trích từ tài liệu hỏi - đáp về chính sách bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.2009

Hỏi: Bảo hiểm xã hội là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Hỏi: Phạm vi điều chỉnh của luật bảo hiểm xã hội?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.

Hỏi: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.

Hỏi: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 3 Luật bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.   

Hỏi: Điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội, điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

Hỏi: Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được quy định như sau:
- Tối đa ba mươi ngày trong một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm;
- Tối đa bốn mươi ngày trong một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
- Tối đa sáu mươi ngày trong một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên.
( Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động).

Hỏi: Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội:
- Mức hưởng bằng 75% mức lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc đối với các trường hợp ốm đau thông thường, nghỉ việc chăm sóc con ốm và người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành điều trị không quá một tăm tám mươi ngày trong một năm, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần;
- Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành, điều trị hết thời hạn một trăm tám mươi ngày trong một năm mà vẫn phải điều trị tiếp thì được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn, cụ thể như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
+ Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm;
- Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau một trăm tám mươi ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.
- Mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

  • (Thanh Sơn)

 

Số lần đọc: 2365

Tin liên quan