• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Thời gian gần đây, qua công tác kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Kiên Giang phát hiện khá nhiều trường hợp đơn vị sử dụng lao động giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đặc biệt là sau thai sản) nhưng không thực hiện cắt lương theo quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Bảo hiểm Xã hội Kiên Giang hướng dẫn thêm để các đơn vị nắm rõ và thực hiện đúng.

Thời gian gần đây, qua công tác kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Kiên Giang phát hiện khá nhiều trường hợp đơn vị sử dụng lao động giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đặc biệt là sau thai sản) nhưng không thực hiện cắt lương theo quy định. Sai sót này đa phần nằm ở các cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp không thực hiện chấm công, cắt lương chặt chẽ như ở các loại hình doanh nghiệp. Khi bị phát hiện, các đơn vị này thường đưa ra các lý do như chưa nắm được quy định của Nhà nước hoặc không thấy văn bản nào quy định. Do đó, người sử dụng lao động và người lao động cần hiểu thêm quy định của pháp luật về hưởng chế độ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe.

Điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo Khoản 1, Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Khoản 2, Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động”

 Căn cứ những quy định nêu trên, về nguyên tắc trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động. Vì thời gian này người lao động đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả nhằm “thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập” do sức khỏe yếu chưa thể đi làm việc. Người lao động sau thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đủ sức khỏe trở lại làm việc (được chấm công, trả lương) thì không thuộc điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định./.

  • (Lê Long Hồ)
     
Số lần đọc: 5755

Tin liên quan