• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Tháng 5-1966, trong một buổi nói chuyện với các đảng viên mới ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bác nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động theo cách mạng suốt đời. Còn sống thì phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.

Do đó, theo gương Bác, về học tập, trước hết đòi hỏi phải xác định mục đích rõ ràng, động cơ đúng đắn: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Năm 1954, nói chuyện với học sinh một số trường ở Hà Nội, Bác đã chỉ rõ: “Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông Thông, ông Phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi, số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết…Ngày nay, ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thực sự là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập”. Bác còn dạy: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân”.

Về nội dung học tập, Bác có ý khuyên thanh niên tập trung vào ba điểm: “ Các cháu phải cố gắng học kỹ thuật, văn hóa, chính trị… Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế của nước nhà. Nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có học chính trị thì như người nhắm mắt mà đi”.

Bác cũng coi trọng phương châm, phương pháp học tập, nhất là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Đối với Bác, học thì phải hỏi để hiểu biết và đem ra thực hành, tiếp xúc với bất cứ vấn đề gì trong sách vở hay ngoài xã hội Người cũng tìm hiểu đến nơi đến chốn. Trong thư gửi thầy giáo và học sinh trường dự bị Đại học ở Thanh Hóa, Bác viết: “ Các cháu học tập cần gắn liền với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý, thật thà phụng sự nhân dân”. Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác nêu rõ: “… Các cháu cũng thi đua học tâp, thi đua tiến bộ, xung phong công tác xã hội, để góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân…”. Đây cũng là một trong những phương châm cơ bản của nền giáo dục nước ta: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Bên cạnh đó, Bác cũng thường nhắc nhở, muốn cho học tập có kết quả phải xây dựng được đức tính cần thiết như: khiêm tốn, thật thà, tự nguyện, tự giác, độc lập suy nghĩ, bảo vệ chân lý, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập… Đối với đoàn viên, Bác thường nhắn nhủ: “ Trong việc học tập cũng như trong mọi việc, đoàn viên phải xung phong gương mẫu, phải giúp đỡ anh em, chị em cùng tiến bộ”.

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay có thể tìm thấy ở Bác Hồ một cách học tập thông minh, sáng tạo, học tập trong sách vở, học tập ở quần chúng. Phương pháp học tập của Người là tùy theo điều kiện và thời gian mà thực hiện từng bước, từng mức độ công việc với Người học là gắn liền với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Ngày nay, chúng ta càng thấm thía với những điều Bác dạy. Trong đội ngũ thanh niên ta có nhiều tấm gương học tập xuất sắc, vượt khó học giỏi, học trò giỏi hiếu thảo… Song, cũng không ít những người lười học tập, học theo phong trào, chạy theo bằng cấp hoặc học tập với những mục đích, động cơ lệch lạc…

Soi mình vào tấm gương trong sáng của Bác, lắng nghe và thực hiện những lời dạy về việc học tập, tức là thanh niên ta đã cố gắng “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
 

Tác giả: Nguyễn Trí Phương - Giảng viên trường Chí Trị tỉnh Kiên Giang

Số lần đọc: 2677

Tin liên quan