• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

I. KHÁI NIỆM NHÓM:


 

Nhóm là hình thức tồn tại xã hội của con người. Bất cứ hoạt động nào cũng đều thông qua một tổ chức sinh hoạt nhỏ (một số người), ví dụ: gia đình, chi đoàn… đều là một tổ chức nhỏ. Và kết quả cho thấy một tổ chức nhỏ như vậy thì công tác tổ chức và quản lý chặt chẽ và tốt hơn – những tổ chức (đông người), hiệu quả lao động cao hơn.
1. Nhóm là gì?
- Nhóm là sự tập hợp những người có mối quan hệ qua lại giữa họ với nhau mang tính chất gián tiếp, nghĩa là mọi người quan hệ với nhau thông qua các quy định pháp chế.
- Ví dụ: nhà máy, trường học… (nhóm lớn)
2. Nhóm nhỏ là gì?
- Nhóm nhỏ là tập hợp người không đông lắm, trong đó con người tiếp xúc với nhau một cách trực tiếp, nhằm đáp ứng nhu cầu của một hoạt động xã hội nhất định nào đó của con người.
- Ví dụ: nhóm CTXH (10 người), nhóm làm kinh tế gia đình (4 người), nhóm thanh niên tương tế (ở Q.8)…

II. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU TẠO THÀNH NHÓM:


1.Mục đích của nhóm:
- Là lý do tồn tại và phát triển nhóm.
- Là động cơ để liên kết các thành viên.
- Là một tổ chức xã hội – có ảnh hưởng tốt đến các thành viên. Mục đích càng rõ ràng, cụ thể – có sự liên kết chặt chẽ – có hiệu quả trong hoạt động tốt.
- Ví dụ:nhóm CTXH có mục đích của nó là giúp đỡ gia khó khăn diện chính sách, làm công tác từ thiện. Nhóm thanh niên tương tế ở quận 8 nếu có đám tang đến giúp đỡ gia đình đó nhưng không đòi hỏi quyền lợi.
2.Cơ cấu của nhóm (nhỏ):
- Cơ cấu chính thức: đó là những nhóm chính thức, trong đó vị trí vai trò, quan hệ của các nhóm viên đều được quy định thành văn bản. Cơ cấu này cho ta thấy, ai thuộc quyền chỉ đạo của ai? Ai làm việc với ai? Cơ cấu chính thức: người đứng đầu nhóm gọi là nhóm trưởng.
- Cơ cấu không chính thức: khi cơ cấu chính thức bắt đầu được bổ sung những con nhóm cụ thể, thì giữa họ bắt đầu những mối quan hệ không chính thức, đó là mối quan hệ tâm lý hay đồng cảm. Cơ cấu không chính thức: người đứng đầu nhóm gọi là thủ lĩnh hay ngôi sao.
- Thủ lĩnh: trong một nhóm thường có một cá nhân nào đó nổi bật lên giữ vị trí điều khiển nhóm đó thì người đó được gọi là thủ lĩnh hay ngôi sao.
- Thủ lĩnh khác với thủ trưởng (nhóm trưởng) như thế nào?
+ Thủ trưởng (nhóm trưởng) là người đứng đầu của một nhóm chính thức.
+ Thủ lĩnh tồn tại theo quan hệ tâm lý – đồng cảm, nó mang tính tự phát và có thể không bền vững, hoặc bị đào thải khi không còn uy tín (thủ lĩnh đứng đầu nhóm không chính thức).
+ Nó có tác động chi phối lẫn nhau, ảnh hưởng nhau.
3. Phát triển nhóm: có 3 giai đoạn
a. Giai đoạn đầu (giai đoạn ấu trĩ):
- Nhóm mới khai sinh còn mò mẫm tập tành. Nhóm viên chưa quen biết nhau còn e dè thủ thế, mối quan hệ giữa họ còn e dè rời rạc. Ngay cả trong trường hợp nhóm viên là người quen, tương tác vẫn còn rời rạc vì còn e dè mò mẫm về mục đích chung. Do chưa hợp với môi trường mới, ai cũng ngần ngại ít phát biểu. Trong giai đoạn này có thể xuất hiện những người có bản lĩnh chủ động tham gia.
- Giai đoạn này nếu để mặc, có thể kéo dài, nhưng biết tác động sẽ rút ngắn tối đa. Ở đây tác viên sẽ làm một số việc: tạo bầu không khí thoải mái, cởi mở giúp nhóm viên quan hệ và hiểu biết lẫn nhau.
- Ở giai đoạn này vai trò của tác viên rất lớn. Đó là bắt đầu lãnh đạo nhóm.
b. Giai đoạn giữa (giai đoạn trăng mật):
Các nhóm viên dần dần khám phá và thu hút lẫn nhau. Bầu không khí dễ chịu làm cho họ dám phát biểu, diễn tả nội tâm. Mục đích chung rõ ra, một số cá nhân bắt đầu đóng góp cho nhóm (khơi dậy tính tự giác của các nhóm viên).
c. Giai đoạn trưởng thành:
- Nhóm nào cũng phải trải qua giai đoạn khủng hoảng mới trưởng thành, giải quyết những khủng hoảng không những nhóm tiến được một bước gần mục tiêu mà nhóm viên cũng trưởng thành hẳn. Các nhóm viên đã hiểu được lẫn nhau.
- Một điều đã được khẳng định, khi nhóm viên đã được thoải mái về tinh thần, gắn bó lẫn nhau thì năng suất cá nhân và nhóm đạt được kết quả cao hơn bình thường.
- Ở giai đoạn này – trong lãnh đạo nhóm – lấy sự tự giác của nhóm viên làm trên hết.


 

III. TÂM LÝ NHÓM – LÃNH ĐẠO NHÓM:
1. Tâm lý nhóm:
Khi số người liên kết thành một nhóm – nhóm có một sức sống riêng và chi phối chính các nhóm viên đã lập ra nhóm. Ở đâu, lúc nào cũng có nhóm, nhưng không có nhóm nào giống nhóm nào. Tuy nhiên sẽ có một số hiện tượng và diễn tiến mà nhóm nào cũng có. Những diễn tiến này chi phối đời sống của nhóm và tác động vào cá nhân. Người ta gọi là tiến trình nhóm hoặc tâm lý nhóm.
a. Một số hiện tượng tâm lý diễn ra trong nhóm:
- Nhóm trưởng của nhóm chính thức nhiều khi không được sự đồng tình ủng hộ của các nhóm viên (không ưa, kèn cựa nhau…)
- Sự phân thành tiểu nhóm – giữa các tiểu nhóm không có sự thống nhất.
- Giữa các nhóm viên trong quá trình tương tác diễn ra sự hợp tác hay xung đột mâu thuẫn là một hiện tượng tâm lý tất yếu trong nhóm cũng như trong cuộc sống.
- Như vậy vấn đề ở đây là giải quyết những mâu thuẫn trên để đưa nhóm tiến lên. Người tác viên phải nắm được tâm lý nhóm. Biết dựa vào thủ lĩnh trong nhóm để giải quyết những mâu thuẫn đó nhưng phải rất nghệ thuật, nghĩa là phải biết tác động đúng lúc và khéo léo.
b. Sự tương đồng trong nhóm:
- Tương đồng là sự hòa hợp, phù hợp các thuộc tính tâm lý của các thành viên trong nhóm. Nhờ đó đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục đích chung của nhóm. Sự tương đồng ở mức độ cao làm cho nhóm đạt tới sự thống nhất cao trong hành động – những nhóm có sự tương đồng cao gọi là nhóm đồng tính. Trái ngược với sự tương đồng là sự không tương đồng gồm có các yếu tố sau:
+ Do không thống nhất về quan điểm, lối sống, niềm tin
+ Do khác biệt về tâm lý cá nhân
+ Do những quy định sai lầm của người lãnh đạo dẫn đến không tương đồng.
c. Sự ảnh hưởng lây lan tâm lý:
- Đây là hình thức tâm lý phổ biến diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày của con người, nó diễn ra trong phạm vi rộng lớn. Hiện tượng lây lan tâm lý được diễn ra trong sinh hoạt, trong hoạt động hàng ngày. Tâm lý các thành viên bao giờ cũng ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra hiện tượng tâm lý mới.
- Ví dụ: Trong nhóm có một người có chuyện buồn thì cả nhóm cùng buồn, không khí không vui. Hoặc đua đòi về quần áo, đầu tóc… đó cũng là hiện tượng lây lan tâm lý (chạy theo mốt).
- Cơ sở của sự lây lan: nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Do sự bắt chước làm theo.
+ Do tính chất của quan hệ: càng thân cành gần thì tính lây lan càng mạnh, xa lạ thì lây lan ít hơn.
d. Sự xung đột trong nhóm:
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột:
+ Do mâu thuẩn giữa các thành viên trong nhóm: va chạm về quyền lợi vật chất hoặc tinh thần. Xung đột thường xuyên xảy ra khi một thành viên cho rằng những cái mình không đạt được là do nhóm hay do một cá nhân nào đó trong nhóm gây nên.
+ Xung đột có thể sinh ra do nhân cách xấu: ích kỷ, tham lam, vụn vặt…
- Các xung đột thường gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhóm tạo nên bầu không khí căng thẳng trong nhóm.
- Xung đột là điều kiện tất yếu trong nhóm, muốn giải quyết những xung đột đó vai trò chính là người lãnh đạo. Bởi vậy lãnh đạo phải nắm được tâm lý nhóm, tâm lý cá nhân, biết tác động đúng lúc đúng chỗ, tế nhị thì mới đưa nhóm tiến lên được.
e. Bầu không khí tâm lý trong nhóm:
- Quan sát hay tham gia vào trong một nhóm ta có cảm giác chung: có nhóm thì sinh hoạt chân tình cởi mở, ít câu nệ hình thức; có nhóm chú ý đến hình thức bên ngoài… điều đó có thể biểu hiện cho một ngấm ngầm hay một mục tiêu chưa đạt được.
- Vậy bầu không khí tâm lý là sự kết tinh những yếu tố chi phối nhóm – phong cách lãnh đạo nhóm – tiến trình phát triển nhóm.
- Bầu không khí ảnh hưởng đến quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt động. Cần phải xây dựng bầu không khí nhóm làm sao để nhóm có bầu không khí thoải mái… Muốn xây dựng bầu không khí nhóm tốt, ta cần các yếu tố sau:
+ Phải hòa hợp về xã hội tâm lý – cùng sở thích – cùng nhu cầu – cùng hứng thú.
+ Phải hòa hợp tâm sinh lý.
+ Cách xử sự công việc của người lãnh đạo – có sự công bằng hợp lý.
+ Điều kiện làm việc – điều kiện sinh hoạt phải đảm bảo.
+ Tăng cường sự sinh hoạt tập thể (vui chơi).
2. Tổ chức lãnh đạo nhóm:
a. Những yêu cầu đối với người lãnh đạo nhóm:
- Phải có phẩm chất tư cách – đạo đức tốt, có uy tín.
- Phải có chuyên môn tốt.
- Nắm được đặt điểm tâm lý nhóm – tâm lý cá nhân.
- Biết tác động vào nhóm đúng lúc đúng chỗ.
b. Nhiệm vụ cụ thể của người lãnh đạo nhóm:
- Thường xuyên tiếp cận nhóm để nắm tình hình hoạt động cụ thể của nhóm (được hay chưa được), thực hiện tốt những mục tiêu của nhóm.
(Nguồn Trung ương Hội LHTNVN)
 

website Hoi LHTN Q2
Số lần đọc: 2777

Tin liên quan