• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ III được tổ chức vào tháng 12 năm 1994, mở ra một thời kỳ mới trong xây dựng và hoạt động của Hội LHTN Việt Nam để phát huy tài năng và sức trẻ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 5 năm hoạt động, thực hiện Điều lệ Hội, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IV đã được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 01 năm 2000, tại Thủ đô Hà Nội.

Về dự Đại hội có 599 đại biểu là những gương mặt tiêu biểu của các tầng lớp thanh niên Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội. Đó là những thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi, chủ trang trại trong doanh nghiệp trẻ, trong danh sách hàng Việt Nam chất lượng cao, những thanh niên công nhân - bàn tay vàng, những thanh niên đang có mặt trên những công trình lớn của đất nước; thuỷ điện Yaly, cầu Mỹ Thuận, những tài năng trẻ Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi quốc tế và trong nước; những thanh niên trong các chương trình xã hội từ thiện, hiến máu nhân đạo, chống thiên tai, phòng chống tệ nạn xã hội, những thanh niên đi đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; những thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc; những thanh niên có nghĩa cử đẹp, người con hiếu thảo, giáo dục viên đường phố, thanh niên Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài, những cán bộ Hội tiêu biểu. Đại diện còn có mặt những thanh niên tình nguyện tham gia vào việc cứu trợ và khắc phục hiệu quả trận lũ lụt, ở các tỉnh miền Trung trong năm 1999. Có thể khẳng định rằng các gương mặt của đại biểu đã khắc hoạ phần nào hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV được tổ chức vào thời điểm lịch sử trọng đại, năm kết thúc thế kỷ XX, chào thiên niên kỷ mới. Đại hội đã xác định chủ đề: "Đoàn kết, học tập, lao động, sáng tạo vượt bậc là ý chí, là sức mạnh của thanh niên Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới". Đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đã đọc diễn văn khai mạc Đại hội, nêu rõ vị trí của tổ chức Hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước: "Nửa thế kỷ qua, Hội LHTN Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào việc tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nhiều thế hệ cán bộ, hội viên đã kế tiếp làm lên truyền thống tốt đẹp của tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Củng cố sự trưởng thành của tổ chức Hội, chúng ta càng ý thức sâu sắc hơn về vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên của tổ chức Hội LHTN Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".

Xác định ý nghĩa của Đại hội lần thứ IV trong thời khắc chuyển giao thế kỷ, diễn văn khai mạc đã nêu: "Đại hội của chúng ta được tổ chức trong một thời điểm lịch sử mà không phải thế hệ nào cũng có được - chúng ta sẽ là thế hệ chứng kiến sự sang trang giữa 2 thiên niên kỷ, thời khắc đó vừa là thời khắc lịch sử, vừa là thời khắc đánh dấu bước phát triển mới của thế giới, của Việt Nam với những thời cơ và thách thức mới. Thế hệ trẻ Việt Nam với yêu cầu tự thân và yêu cầu của đất nước phải phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tinh thần tình nguyện, sáng tạo, vượt lên nhanh hơn, khẩn trương hơn; nâng cao trí tuệ, năng lực và trình độ, góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI".

Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IV đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức và nhân dân dành những tình cảm ưu ái cùng sự chăm sóc ân cần. Các đồng chí Trần Đức Lương - Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; đồng chí Phan Văn Khải - Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nông Đức Mạnh - Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Phạm Thế Duyệt -Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đồng chí Vũ Trọng Kim - Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; các anh hùng quân đội, lãnh đạo các ban ngành, các tổ chức, các thế hệ cán bộ Đoàn, Hội, các đồng chí trong Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Đây là Đại hội đầu tiên có sự quan tâm của đông đảo bè bạn quốc tế.

Để ghi nhận thành tích, cống hiến, trưởng thành của Hội LHTN Việt Nam tại phiên khai mạc Đại hội, Chủ tịch nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương thay mặt cho Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Hội LHTN Việt Nam. Tại phiên bế mạc của Đại hội, thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với thế hệ trẻ Việt Nam, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đến dự và phát biểu với những tình cảm thân thương và tin tưởng ở các tầng lớp thanh niên Việt Nam. Tổng Bí thư đã điểm lại thành tích, những tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam trong nửa thế kỷ qua và tin tưởng vào lớp thanh niên hiện nay sẽ "hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tổ quốc Việt Nam sẽ được bảo vệ vững chắc, dân tộc Việt Nam trường tồn, chủ nghĩa xã hội được xây dựng thắng lợi". Nhân diễn đàn Đại hội, Tổng Bí thư cũng đã gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và không mệt mỏi của thanh niên thế giới và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới đối với thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước trong ba phần tư thế kỷ. Tổng Bí thư đã khẳng định: "Thanh niên Việt Nam là người bạn thuỷ chung, trước sau như một đối với nhân dân và thanh niên thế giới, tiếp tục cùng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, công bằng, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và tương lai tốt đẹp của nhân loại".
Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV được tổ chức vào đầu năm 2000 và cũng là thời điểm được Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định lấy năm 2000 là "Năm thanh niên". Tại Đại hội, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã chính thức phát động năm thanh niên với những nội dung cụ thể: “Năm thanh niên: Là năm học tập và truyền thụ lý tưởng yêu nước, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực nghiệp vụ; là năm nâng cao chất lượng toàn diện về học tập nghiên cứu; thanh niên có nghề tiến lên đuổi kịp trình độ hiên đại thế giới; là năm tình nguyện, xông pha, đem sức trẻ và hoài bão cách mạng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ khó khăn nào của Đảng, Nhà nước giao cho; là năm các nhà khoa học trẻ, các nhà doanh nghiệp trẻ có nhiều sáng tạo mới, cống hiến mới góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế- xã hội nước ta; là năm thanh niên giữ nghiêm phép nước, rèn luyện sức khoẻ, đời sống lành mạnh, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc".

Thể hiện sự đổi mới trong công tác thanh niên, Thường vụ Bộ Chính trị đã phân công Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã đến dự, nghe ý kiến phát biểu của đại biểu và có đối thoại với đại biểu của Đại hội. Thủ tướng đã gửi gắm tới thanh niên Việt Nam: "Để đưa đất nước ta đi lên, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, không còn con đường nào khác là chúng ta phải giỏi giang". Sau khi Thủ tướng nêu về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, Thủ tướng đã chỉ ra nhiệm vụ cho thanh niên: "Thanh niên phải tham gia tích cực vào quá trình làm cho nông nghiệp trở lên hiện đại, tiên tiến, nhất là tham gia mạnh hơn vào các việc triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá ở vùng sâu, vùng xa; phải kết hợp xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện làm giàu chính đáng". Thủ tướng cũng yêu cầu thanh niên phải xung kích các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng đường Hồ Chí Minh; các công trình thuỷ lợi lớn và coi đó là cơ hội để thanh niên phát huy sức mạnh của mình, ghi lại dấu ấn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng cũng lưu ý: "Nước ta đất ít, người đông, để đưa đất nước ta đi lên, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp không có con đường nào khác là chúng ta phải giỏi giang. Nhân tài là nguyên khí quốc gia, ông cha ta nói như vậy. Cả Nhà nước, cả nhân dân phải tập trung lo toan cho sự nghiệp giáo dục...". Thủ tướng bày tỏ niềm tin tưởng đối với thanh niên: "Để quá trình hội nhập kinh tế thành công, đảm bảo định hướng XHCN, đảm bảo công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nêu cao chất lượng, khả năng, hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, thanh niên đóng vai trò rất quan trọng, thanh niên chúng ta phải là lực lượng xung kích trong quá trình này".

Báo cáo của Uỷ ban Trung ương Hội khoá III trình tại Đại hội IV mang tiêu đề: "Đoàn kết, học tập, lao động sáng tạo vượt bậc là ý chí, là sức mạnh của thanh niên Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới" do anh Đinh Quế Hải, Phó Chủ tịch Hội trình bày. Phần mở đầu của báo cáo đã khẳng định 5 thế hệ thanh niên Việt Nam có chung mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Khẳng định truyền thống xuyên suốt của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong thế kỷ 20 xả thân vì độc lập tự do của dân tộc, tình nguyện chung sức chung lòng vì sự phồn vinh của đất nước, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Báo cáo cũng nêu rõ các tấm gương điển hình là đại biểu của Đại hội và đã được biểu dương trong Đại hội đó là:

- Anh Võ Quốc Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm, người được công nhận là một trong 10 nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 1998.
- Anh Y Khê Ktul từ tỉnh Đắk Lắk, một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 1998 đã có thành tích trong vận động thanh niên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xoá đói giảm nghèo ở miền núi.
- Chị Nguyễn Hoàng Oanh, đại biểu tỉnh Kiên Giang, một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 1998 vì thành tích vận động và tổ chức cho thanh niên xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình.
- Anh Hà Thanh Mẫn, đội trưởng phụ trách thi công công trình cầu Mỹ Thuận.
- Anh Lê Hồng Việt, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Huy chương Vàng Olympic tin học quốc tế năm 1999.
- Chị Vương Thị Ngọc Lan, bác sĩ bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã có những sáng kiến cải tiến, sáng tạo xuất sắc trong lĩnh vực y học phục vụ con người, đã cùng với nhóm các bác sĩ thực hiện thành công việc thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam.
- Chị Nguyễn Thuý Hiền, 3 lần vô địch thế giới môn Wushu, vô địch châu á, vô địch SEAGames, được đề cử vào danh sách các vận động viên xuất sắc thế kỷ của Uỷ ban Olympic quốc tế, giải thưởng Sao Đỏ của Hội năm 1999.
- Anh Nguyễn Hoàng Phương, giải nhất cuộc thi Piano quốc tế tại Nhật Bản, giải thưởng Sao Đỏ của Hội năm 1999.
- Anh Nguyễn Hữu Biên, tấm gương dũng cảm truy bắt tội phạm, được Nhà nước tặng Huân chương chiến công hạng Hai năm 1999.
- Anh Nguyễn Văn Phục với những thành tích xuất sắc chống tội phạm, Huân chương chiến công hạng Nhì, gương mặt trẻ tiêu biểu năm 1998.
- Anh Nguyễn Văn Quý, chi hội trưởng, đại biểu Thừa Thiên - Huế, đã dũng cảm cứu được 35 người và tham gia góp phần cứu 250 người khác trong cơn lũ lụt.
- Anh Nguyễn Hữu Công, chi hội trưởng Hoà Phước, Hoà Vang, Đà Nẵng đã dũng cảm cứu được 70 người dân trong đợt lũ lụt tháng 11 năm 1999 tại miền Trung.   
- Anh Nguyễn Đức Thuận, chi hội trưởng thanh niên tình nguyện hiến máu nhân đạo thuộc Hà Nội, đã có thành tích xuất sắc trong việc vận động thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo, bản thân đã trực tiếp hiến máu 16 lần.
- Chị Phan Thị Như Mai, nhóm trưởng nhóm Mây Hồng phường 3, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, đã có thành tích xuất sắc trong hiến máu nhân đạo, tay không bắt cướp, giáo dục cảm hoá thanh thiếu nhi chậm tiến, vận động cứu trợ xã hội.
- Anh Danh Quý, Giám đốc Trung tâm cai nghiện Nhị Xuân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cai nghiện cho 2.000 lượt thanh niên, dạy nghề cho 1.600 thanh niên đã được cai nghiện, tổ chức 3 nhà mở cho 750 em.
- Đại đức Thích Thanh Cường, đại biểu tỉnh Hải Dương đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc giúp đỡ học sinh nghèo, gia đình liệt sĩ, đồng bào bị lũ lụt và hoạt động xã hội.
- Anh Trần Hữu Giác, giáo dục viên đường phố thuộc Trung tâm Công tác Xã hội trực thuộc Trung ương Hội LHTN Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ cho 3000 lượt trẻ em đường phố, giúp dạy nghề cho 300 em, giúp 100 em về đoàn tụ với gia đình.
Trước những thời cơ, thách thức của những năm đầu của thế kỷ, Báo cáo cũng khẳng định:
- Lý tưởng của chúng ta là: "Giữ gìn độc lập dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa!"
- Lẽ sống của chúng ta là: "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người!"
- Lối sống của chúng ta là: "Trung thực, nhân ái, cần kiệm văn minh!"
- Tinh thần lao động của chúng ta là: "Trách nhiệm, kỷ luật, năng động, sáng tạo, hiệu quả!"
- Phương châm hành động của chúng ta là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!”

Đại hội đã thống nhất thông qua khẩu hiệu hành động của thanh niên Việt Nam là:

 "Thanh niên Việt Nam
  Đoàn kết, sáng tạo
 Tình nguyện vì dân
 Lập thân, kiến quốc”.

Chương trình hành động của Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên cơ sở phát huy tinh thần tình nguyện và sáng tạo của tuổi trẻ; xây dựng nếp sống văn minh tiến bộ, chăm lo đáp ứng nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên; mở rộng và tăng cường mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, cổ vũ thanh niên học tập lao động sáng tạo vượt bậc vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh".

 


Để góp phần thực hiện mục tiêu của nhiệm kỳ và hưởng ứng các chương trình hành động của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII, nhằm phát triển phong trào Thanh niên lập nghiệp và Tuổi trẻ giữ nước lên tầm cao mới, Đại hội đã quyết định triển khai trong các cấp bộ Hội 5 cuộc vận động. Cụ thể:
1- Cuộc vận động: "Học tập, sáng tạo vượt bậc vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
2- Cuộc vận động: "Giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh".
3- Cuộc vận động: "Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
4- Cuộc vận động: "Vì chủ quyền Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên".
5- Cuộc vận động: "Xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc".

 Cùng với việc triển khai 5 cuộc vận động nhằm huy động các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội cũng đã đề ra chủ trương mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Cụ thể: "Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức và mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố và phát triển tổ chức Hội. Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp thanh niên xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng ta xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường". Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, nhu cầu, lợi ích, sở thích, điều kiện sinh sống, hình thức lao động, nghề nghiệp của thanh niên trở nên hết sức phong phú, do vậy đa dạng hình thức tập hợp thanh niên là yêu cầu tất yếu để đảm bảo liên kết mọi thanh niên trong mặt trận đoàn kết của thanh niên Việt Nam.

Văn kiện Đại hội cũng xác định đối tượng tập hợp của Hội LHTN Việt Nam là mọi thanh niên Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, địa vị xã hội. Cần chú trọng phát triển các hình thức tập hợp tại các địa bàn dân cư, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong thanh niên lao động tự do, thanh niên tôn giáo, dân tộc và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. Về hình thức tập hợp phải phù hợp với điều kiện sinh sống và lao động của thanh niên trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Hội.

Để mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức, hoạt động của Hội phải phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động và công tác xây dựng, phát triển Hội. Kiên quyết khắc phục tình trạng hình thức, chồng chéo hoặc không thống nhất trong chỉ đạo và hoạt động. Phấn đấu toàn Đoàn làm công tác Hội, mỗi đoàn viên là mội hội viên nòng cốt. Thực hiện phương châm "Đoàn phải mạnh, Hội phải rộng" trong xây dựng Hội. Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức thành viên tập thể khác trong Hội LHTN Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với Hội Sinh viên Việt Nam vận động sinh viên tham gia các cuộc vận động của Hội. Hội cũng chủ trương tiếp tục mở rộng hoạt động của Hội Doanh nghiệp trẻ, đồng thời nghiên cứu khả năng hình thành các phương thức tập hợp thanh niên trên các lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hoá thể thao và các lĩnh vực khác.


Nhận thức vấn đề cán bộ của Hội có một vị trí rất quan trọng nên văn kiện đã đề cập việc phải đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, có tinh thần tình nguyện cao, gắn bó thực sự và có uy tín với thanh niên, có năng lực làm công tác Hội. Chú trọng tới đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, mở rộng các hình thức và tích cực khai thác các nguồn lực cho công tác đào tạo cán bộ.
Nét mới trong văn kiện Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV đã xây dựng thành một nội dung về công tác tuyên truyền giáo dục của Hội. Trong đó tập trung giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bồi dưỡng nh&aci

Số lần đọc: 1308

Tin liên quan