• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Sau thời gian chuẩn bị tích cực qua nhiều hoạt động phong phú, nhất là dấy lên phong trào thi đua yêu nước thực hiện các chương trình hành động từ cơ sở trên khắp mọi miền Tổ quốc, ngày 8-12-1994 Đại hội toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ III chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.

Đồng chí Hà Quang Dự, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn nêu rõ từ Đại hội lần thứ II đến ngày toàn thắng 30/4/1975 trong nhiệm vụ cứu nước và quốc tế cao cả đã “Có cả triệu thanh niên Việt Nam ngã xuống cho Tổ quốc và dân tộc trường tồn. Sẽ là lỗi lầm không sao tha thứ được nếu lớp trẻ hôm nay quên lãng những nấm mộ có tên và không tên, cả không có mộ trải dài trên đất nước... Cho nên hãy tuyên ngôn mở đầu và quán xuyến cả Đại hội chúng ta là nâng niu truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam, bảo vệ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của lớp trẻ Việt Nam, nâng niu phẩm chất Việt Nam để rồi ngày nay chúng ta lại tiếp tục nhân lên trong sự nghiệp xây dựng đất nước” Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn “như Di chúc của Bác Hồ kính yêu”.

Đại hội hết sức phấn khởi lắng nghe Huấn thị của đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng: “Đoàn kết, tập hợp đông đảo lực lượng thanh niên là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách trong công tác Đảng. Vì lẽ đó trong những năm gần đây Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành những Nghị quyết quan trọng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên... Thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tiềm lực lớn và đầy tài năng, kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân là tài sản vô giá của đất nước hôm nay và mai sau. Đảng và nhân dân đặt niềm tin yêu vô hạn vào thế hệ trẻ, lớp người mang ngọn cờ vẻ vang của Tổ quốc đến những đỉnh cao thế hệ mới”. Đại hội cảm kích khi nghe đọc thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đang công tác ở xa chúc mừng Đại hội. Thư có đoạn: “...Tôi mong rằng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ III sẽ đem lại cho thanh niên cả nước nhiều trí tuệ và nghị lực sáng tạo để cùng với nhân dân cả nước khắc phục tình trạng tụt hậu, đưa Tổ quốc chúng ta tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa...”.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Hồ Đức Việt, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất BCH TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “... Mối quan hệ giữa Đoàn và Hội đã được thể hiện trong thực tế theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm tới đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết với anh chị em thanh niên trong Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã và sẽ xứng đáng là thành viên nòng cốt tích cực của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam...”.

Trong phiên khai mạc tại hội trường Ba Đình lịch sử này, thay mặt Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội, đồng chí Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội, đọc bản Báo cáo Chính trị quan trọng nhan đề “ Đoàn kết, phấn đấu vì sự phát triển đất nước và tương lai tuổi trẻ”. Phần đầu báo cáo nêu rõ sự “nối tiếp chặng đường lịch sử vẻ vang” từ Đại hội lần thứ II đến nay:

“... Trong cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh, tuổi trẻ Việt Nam đã lấy Hiệu triệu của Bác Hồ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” làm lẽ sống. Thanh niên miền Bắc đã hăng hái lên đường tòng quân, xung phong vào tuyến đầu Tổ quốc. Thanh niên vùng giải phóng miền Nam đã tình nguyện vào bộ đội, du kích bảo vệ xóm làng. Thanh niên đô thị miền Nam bằng nhiều hình thức đấu tranh, chống lại quân xâm lược Mỹ và tay sai ngay trong hang ổ của chúng, giữa ngục tù tra tấn và bạo hành khét tiếng trên thế giới. Máu đào cuả thế hệ trẻ hoà lẫn với những hy sinh to lớn của các tầng lớp nhân dân, đã làm rạng rỡ nước Việt Nam vinh quang.

Gần hai mươi năm sau khi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, những thử thách mới đặt ra không kém phần gay gắt. Cuộc bao vây phong toả kinh tế của Mỹ kéo dài cho đến năm 1993. ở thời điểm sau năm 1975 đến lúc này là một chặng đường nhiều cam go, và nhìn từ một khía cạnh nào đó là những thách thức không dễ dàng vượt qua. Nền kinh tế Việt Nam trong các thập niên 70, 80 rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Sau gần 10 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giành được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội. Chúng ta đã tạo được sự ổn định và những tiền đề cho đất nước tiến vào thời kỳ phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với thành tựu đó, lực lượng thanh niên nước ta đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được các cấp bộ Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tích cực tuyên truyền vận động thu hút hàng triệu thanh niên tham gia. Một loạt những nhà nông trẻ, những chủ trang trại, những nhà doanh nghiệp trẻ có đầu óc thành đạt trên con đường lập thân, lập nghiệp đã xuất hiện trên khắp mọi miền đất nước. Những số lượng thanh niên vừa sản xuất- kinh doanh giỏi vừa là thành viên vừa là cán bộ Hội tích cực ngày càng phát triển đã được chứng minh qua 2 lần gặp mặt những người sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc do Trung ương Hội tổ chức. Qua các Hội nghị thanh niên sản xuất- kinh doanh giỏi và Hội nghị về phong trào CKT do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, làm giàu cho bản thân mình, cho xã hội và những gương mặt triệu phú, tỷ phú trẻ cũng có mặt ở Đại hội lần này.
Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ III được triệu tập đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Lịch sử đã nói lên lòng tự hào chính đáng của thế hệ trẻ đối với quân đội ta. Chúng ta đời đời biết ơn Đảng ta, biết ơn các bà mẹ Việt Nam vinh quang đã sinh thành và giáo dưỡng lớp lớp cán bộ chiến sĩ trẻ tuổi “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Đại hội chúng ta rất vui mừng trước sự trưởng thành và những cống hiến của lực lượng học sinh, sinh viên, những trí thức và nhà khoa học trẻ đang hăng hái tham gia các phong trào học tập, nghiên cứu và sáng tạo trong các trường, viện, cơ sở sản xuất... Rất nhiều học sinh, sinh viên đã nêu cao bản lĩnh, thạo thực hành, biết nhiều ngoại ngữ. Đặc biệt là không ít học sinh, sinh viên đã đạt các thứ hạng cao trong các kỳ thi Toán, Vật lý, Kiến trúc, Tin học... trong và ngoài nước. Trong số những người thành đạt trên con đường học vấn và khoa học, kỹ thuật, có không ít nam, nữ thanh niên định cư ở nước ngoài. Anh chị em luôn hướng về Tổ quốc, mong muốn cống hiến trí tuệ, sức lực cho đất nước, quê hương. Chúng ta vui mừng trước sự đóng góp ngày càng lớn của thanh niên các dân tộc, tôn giáo từ miền núi đến miền xuôi, đồng bằng, hải đảo... trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng đông đảo đang phát triển tích cực, còn một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đang gặp khó khăn trong cuộc sống như chưa có việc làm, chưa có điều kiện học tập, nhiều anh chị em đang gặp bao nỗi bất hạnh trong cuộc đời... những vấn đề về lý tưởng giá trị truyền thống, văn hoá và đạo đức dân tộc, lối sống, nếp sống... cũng đang đặt ra không kém phần nóng bỏng, thử thách bản lĩnh và khả năng lớp trẻ...”
Sau phần đánh giá những kết quả hoạt động, nhất là sự phát triển của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các tổ chức thành viên là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với vai trò nòng cốt và Hội Sinh viên, báo cáo nêu lên những bài học kinh nghiệm quí báu:
“... Mặc dù còn nhiều khó khăn, còn nhiều mặt yếu kém trong công tác Hội như chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng công tác Hội chưa thực sự đổi mới hình thức, phương pháp đoàn kết tập hợp thanh niên trong thời kỳ mới, nhất là đội ngũ cán bộ các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, song chặng đường lịch sử vẻ vang từ Đại hội lần thứ II đến nay đã để lại cho chúng ta hôm nay nhiều bài học quý báu:
1. Vì độc lập tự do, thống nhất nước nhà, vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ luôn là mục tiêu của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, của công tác Hội Thanh niên Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng và yêu cầu của nhiệm vụ mới.
2. Phát huy truyền thống chung sức, chung lòng cùng nhau vì nghĩa lớn; kết hợp hài hoà lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích và nhu cầu chính đáng của tuổi trẻ; xác định vai trò, vị trí có ý nghĩa quyết định thanh niên trong tiến trình lịch sử của dân tộc đã tạo ra động lực thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, làm cơ sở xây dựng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên rộng rãi.
3. Phải không ngừng đổi mới các hình thức, phương pháp thu hút thanh niên vào các hình thức phù hợp với các loại hình kinh tế – xã hội mới, với đặc điểm lứa tuổi, xây dựng củng cố Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có thực chất, thực lực và định hình những nghi thức cần thiết phản ánh màu sắc tổ chức và hoạt động của Hội.
4. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm vai trò nòng cốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tích cực đấu tranh chống mọi âm mưu, hành động phá hoại, chia rẽ thanh niên để giữ vững ổn định, tính thống nhất và quá trình phát triển có mục đích cụ thể của phong trào thanh niên".
Trên cơ sở đánh giá tổng quát những kết quả đã đạt được cùng với mặt hạn chế và rút ra bài hoặc kinh nghiệm, báo cáo nêu rõ: "...Đại hội chúng ta là diễn đàn thanh niên bàn việc nước, là nơi các đại biểu cùng nhau trao đổi để xây dựng chương trình hành động...”. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất để Đại hội quyết định về 5 chương trình sau:
1. Chương trình lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước
phồn vinh.
Góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, gây dựng, vun đắp hoài bão cao đẹp, quyết tâm vươn lên để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu trong lớp trẻ.
Cùng nhau hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập nghiệp” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động và các chương trình xoá đói giảm nghèo, các chương trình dự án vừa và nhỏ, phủ xanh đất trống, đồi trọc của Nhà nước.
Tuổi trẻ Việt Nam phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái để giúp đỡ nhau làm ăn trong các thành phần kinh tế. Xung phong đi đầu trong các chương trình kinh tế-xã hội của Nhà nước, tham gia các đội TNXP, xây dựng các khu kinh tế thanh niên ở nơi biên cương và hải đảo, các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành nghề mới, sẵn sàng lên rừng, xuống biển, xung phong đi tới những nơi Tổ quốc cần đến.
2. Chương trình nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá thể dục thể thao.
Tuổi trẻ cả nước tự giác tham gia tích cực và có hiệu quả vào chương trình quốc gia chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Phát triển các đội tình nguyện chống mù chữ của thanh niên, nhất là sinh viên, học sinh để dạy học, giúp đỡ trẻ em và người chưa biết chữ đi học. Phấn đấu đến năm 2000 mọi người tuổi từ 25 trở xuống đều biết đọc, biết viết. Đẩy mạnh phong trào học tập văn hoá, ngoại ngữ, chuyên môn nghề nghiệp để góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên, đáp ứng nhu cầu nhân lực trẻ có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng một nếp sống lành mạnh, văn minh. Tiếp thu văn hoá tiến bộ, hiện đại, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường sinh hoạt tinh thần, vật chất lành mạnh, chống các loại văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ. Chống mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu, chống lối sống vị kỷ, chủ nghĩa thực dụng.
3. Chương trình bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh.
Hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc, thanh niên ta tích cực tham gia, mở rộng phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh, giữ vững ổn định chính trị– xã hội, giữ vững và ổn định phong trào thanh niên, chống các âm mưu, hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ thanh niên, chống âm mưu diễn biến hoà bình.
Nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thường xuyên tiến hành các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, về nguồn, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, góp phần phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đẩy mạnh phong trào tìm hiểu lịch sử, truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha, truyền thống cách mạng của Đảng, quân đội, Đoàn, Hội; nêu cao những tấm gương của các anh hùng, liệt sĩ cho tuổi trẻ noi theo. Xây dựng các nhà truyền thống bảo tàng, góp phần tu bổ, coi sóc các nghĩa trang liệt sĩ quy tập các phần mộ liệt sĩ, các đội viên TNXP... góp phần phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, góp phần giải quyết hậu quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
4. Chương trình công tác xã hội, bảo vệ môi trường.
Phát huy truyền thống đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ nhau; khơi dậy lòng nhân ái, vị tha trong mỗi thanh niên để thanh niên sôi nổi đi đầu trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hăng hái tham gia chương trình y tế cộng đồng, giúp đỡ những người khó khăn, neo đơn, bất hạnh trong cuộc sống.
Nâng cao tính tích cực xã hội của từng hội viên, thanh niên, rèn luyện thành người công dân tốt, người con hiếu thảo, người bạn chân thành, người anh, chị tin cậy của các em nhỏ. Hăng hái thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng bản làng, khối phố sạch đẹp văn minh, chương trình 3 mục tiêu: Dân số-sức khoẻ-môi trường.
5. Chương trình hợp tác hữu nghị với tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới.
Xây dựng sự hiểu biết, tinh thần đoàn kết, hữu nghị với thanh niên thế giới các nước trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình dân chủ, tiến bộ xã hội và sự phát triển của tuổi trẻ toàn nhân loại.
Sát cánh cùng tuổi trẻ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, đấu tranh bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi các nguy cơ bệnh tật, hiểm hoạ HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, kém phát phát triển, sẵn sàng hợp tác thực hiện các chương trình, dự án với thanh niên các nước, nhất là các nước trong khu vực theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. ủng hộ cuộc đấu tranh của tuổi trẻ bảo vệ quyền con người ở các nước mà cơ bản nhất là quyền được sống trong hoà bình, quyền được hưởng độc lập, tự do, được làm việc, học hành, nghỉ ngơi và phát triển.
Phó Chủ tịch Trương Thị Mai đã kết thúc bản Báo cáo bằng lời kêu gọi: “Đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng, hướng về tương lai, lập nghiệp và giữ nước, đó là khẩu hiệu hành động của chúng ta”.
Đại hội đã thông qua Điều lệ (sửa đổi) Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, (Điều lệ này đã được Chính phủ ra Quyết định công nhận số 43 ngày 24 tháng 3 năm 1995).
Đại hội đã cử Uỷ ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên gồm 110 uỷ viên và Đoàn Chủ tịch gồm 19 Uỷ viên do đồng chí Hồ Đức Việt, uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội; đồng chí Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.
Đến cuối năm 1996, đồng chí Hồ Đức Việt được Bộ Chính trị Trung ương Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới; Hội nghị Uỷ ban TW Hội nhất trí cử đồng chí Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch Uỷ ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thay đồng chí Hồ Đức Việt làm Chủ tịch Hội vào tháng 3 năm 1998.
Sau Đại hội toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ III, cục diện kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực và ở nước ta có nhiều diễn biến do tác động của khủng hoảng về tài chính, tiền tệ. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, nhân dân và tuổi trẻ cả nước ta phải đương đầu và vượt qua nhiều khó khăn để phấn đấu giữ mức tăng trưởng dương về kinh tế, ổn định chính trị xã hội; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại...
Việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (lần II) đang tạo ra niềm tin tưởng, phấn khởi trong nhân dân và tuổi trẻ cả nước làm tăng thêm sức mạnh tinh thần trong cuộc phấn đấu vượt qua khó khăn, tạo ra những thành tựu mới về mọi mặt.
Nhìn lại chặng đường 5 năm trong nhiệm kỳ qua (1994-1999), công tác Hội và phong trào thanh niên nước ta thực sự có bước phát triển mới trong việc triển khai các chương trình do Đại hội lần thứ III Hội LHTN Việt Nam đề ra với sự chỉ đạo sát sao, có điều chỉnh về nội dung và mở rộng các cuộc vận động gắn với chương trình như cuộc vận động tiết kiệm và tích luỹ xây dựng nông thôn mới; chống mù chữ, chống thất học; hiến máu nhân đạo,... Việc mở ra các cuộc vận động nêu trên đã tạo ra cơ hội và môi trường cho các tầng lớp thanh niên tham gia ngày càng đông đảo vào các hoạt động do Hội đề xuất và chỉ đạo.
Về chương trình lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh, các cấp Hội đã động viên thanh niên nêu cao ý chí tự lập tự cường, tinh thần sáng tạo, quyết tâm vươn lên chiến thắng nghèo nàn lạc hậu. Với nhiều nội dung và hình thức phong phú tác động tới đông đảo hội viên, thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, tổ chức Hội đã góp phần bồi dưỡng một lớp thanh niên năng động, biết làm kinh tế, đồng thời tham gia quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tích cực xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Để tạo điều kiện đáp ứng nguyện vọng của đông đảo thanh niên và đòi hỏi của nhiệm vụ chung, đồng thời nhằm cụ thể hoá chương trình lập thân, lập nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, Trung ương Hội đã phát động 2 cuộc vận động trong phạm vi cả nước, đó là cuộc vận động “Tiết kiệm- tích luỹ” và cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới” gắn với chương trình "Lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh.
Cuộc vận động “Tiết kiệm- tích luỹ” được triển khai dưới các hình thức: Xây dựng quỹ tiết kiệm, quỹ tự góp vốn, tổ nhóm đổi công... qua đó giúp cho nhiều thanh niên khắc phục khó khăn, tìm việc làm, có thu nhập ổn định. Năm năm qua đã có trên một triệu đoàn viên, thanh niên tham gia tự góp vốn sản xuất với tổng số tiền là 470.737 triệu đồng giúp cho 307,789 hội viên thanh niên được vay.
Thông qua nguồn vốn theo QĐ 327 có 1.276 dự án với 82.508 tri

Số lần đọc: 1149

Tin liên quan