• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website

Thất bại nặng nề trong việc thực hiện chính sách thực dân mới, nhất là trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh với quy mô chưa từng có, ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam nước ta tiến hành “Chiến tranh cục bộ” đồng thời leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu và thắng lợi về mọi mặt của quân dân và tuổi trẻ trên hậu phương lớn miền Bắc, sôi sục khí thế đánh Mỹ diệt nguỵ trên khắp các chiến trường miền Nam, tháng 3/1965, Đại hội lần thứ I Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam và sau đó Đại hội lần thứ II của Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng miền Nam Việt Nam đã họp trọng thể với sự có mặt của hơn 200 đại biểu các tầng lớp nam nữ thanh niên, bộ đội, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, thanh niên các dân tộc ít người, các tôn giáo v.v… Đại hội đã đánh dấu sự trưởng thành mau chóng của Hội.

Tại Đại hội, Đoàn chủ tịch UBTW Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã trao tặng "Huân chương thành đồng hạng nhất" và lá cờ danh dự thêu 4 chữ "Đoàn kết, xung phong, anh dũng, quyết thắng" để đánh giá thành tích và sự cống hiến vô cùng to lớn của phong trào thanh niên miền Nam trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Hoà nhịp với "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc, phong trào "Năm xung phong" của thanh niên miền Nam tạo nên một sức mạnh vĩ đại động viên 3 triệu thanh niên miền Nam chiến thắng mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, để thực hiện giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Từ trận Vạn Tường mở đầu, tuổi trẻ cùng đồng bào và chiến sĩ miền Nam đã khẳng định là có thể đánh và nhất định đánh thắng Mỹ. Vừa chiến đấu, vừa tìm hiểu những chỗ yếu của quân đội Mỹ, thanh niên miền Nam Việt Nam đã cùng quân và dân khắp các địa phương sáng tạo nhiều cách đánh phong phú, táo bạo. Quân Mỹ đi đến đâu, gieo tai hoạ ở chỗ nào là ở đó chúng phải trả nợ máu. Chúng bị vây, bị chặn đánh ở mọi nơi, mọi lúc. Những mũi chông sắc nhọn, những phát súng bắn tỉa bất thần của các chiến sĩ trẻ tuổi đã diệt hàng ngàn tên xâm lược. Củ Chi trở thành đất thép, với những địa đạo ngang dọc, vây hãm quân thù vào trong trận đồ bát quái, chúng đã vào là khó có đường ra. Những bài học sinh động của Củ Chi mở ra hướng đi có hiệu quả trong chiến đấu. Chiến khu Đ lần đầu tiên Mỹ đưa lực lượng lớn, kể cả bọn chư hầu đến càn quét đã bị du kích, phần lớn là đoàn viên, hội viên, thanh niên đánh tiêu diệt. Du kích Thái Hoà (Phước Thành) chỉ một tiểu đội đã đương đầu với cả hai tiểu đoàn Mỹ có máy bay, pháo binh và cơ giới yểm trợ, suốt một ngày trời, vừa sửa công sự vừa đánh địch, cuối cùng buộc chúng phải rút lui. Vành đai Rạch Kiến (Long An) vừa kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, chỉ trong 6 tháng đã diệt hơn 200 tên Mỹ.

ở Mỹ Tho, ngay từ ngày đầu Mỹ tiến hành xây dựng căn cứ Đồng Tâm làm bàn đạp khống chế cả vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, tuổi trẻ đã cùng quân và dân trong tỉnh hình thành thế bao vây tiến công địch bằng “2 chân và 3 mũi giáp công". Cả những thanh niên tuổi mới lớn cũng tham gia đánh Mỹ bằng nhiều cách có hiệu qủa. Hồ Văn Nhánh, 16 tuổi, nhà ở gần căn cứ Đồng Tâm. Hàng ngày đi coi trâu gần căn cứ, Nhánh chú ý quan sát và phát hiện trên hàng rào địch gài nhiều mìn và lựu đạn. Anh nẩy ra ý định gỡ trái về cho du kích, nhưng không biết làm cách nào để gỡ, phải đào nguyên cả bệ đất đựng vào mo cau mang về. Dần dần được hướng dẫn, Nhánh đã tự gỡ và còn hướng dẫn lại cho em Dũng ở gần nhà cùng gỡ. Kết quả đã gỡ được hàng ngàn quả mìn, lựu đạn các loại, phục vụ cho du kích và bộ đội đánh diệt trên 300 tên Mỹ và nhiều tên nguỵ. Nhánh đã cùng với Dũng vào căn cứ gỡ trái tới 131 lần. Lần cuối cùng không may, mìn nổ, cả hai đã hi sinh. Về sau Hồ Văn Nhánh được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang giải phóng.

Phong trào thi đua giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”, “Dũng sĩ diệt xe cơ giới, hạ máy bay” đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên, thanh niên ở các địa bàn khác nhau tham gia, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “31 triệu đồng bào là 31 triệu dũng sĩ”. Phan Hành Sơn, 21 tuổi đời diệt một số địch gấp 21 lần số tuổi của mình. Hồ Văn Mên, 13 tuổi đã mưu trí đánh địch giữa thị xã, diệt một lúc 59 tên, phần lớn là sĩ quan. Nguyễn Văn Lên, chiến sĩ đặc công quận Tân Uyên, 2 ngày liền chống chọi với một trung đoàn địch, diệt cả trăm tên Mỹ. Bùi Văn Hoà, chiến sĩ đánh hậu cứ ngoan cường đã dẫn đồng đội vượt mọi lưới bố phòng như mạng nhện của địch tấn công vào kho Long Bình lần thứ 4, phá huỷ 889 ngàn đạn pháo, 23 xe cơ giới, 3 máy đèn, diệt 107 tên Mỹ, làm bị thương 243 tên khác.

Đáng chú ý là sự ra đời những tập thể thanh niên chiến đấu: “Đội thanh niên quyết tử”; “Đội thanh niên quyết thắng”; “Đội thanh niên khởi nghĩa”… Thanh niên vùng ven thành phố Đà Nẵng đã mở đầu sáng kiến này. Lúc đầu là một nhóm nhỏ thanh niên, có một số em thiếu nhi phối hợp, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, đã tổ chức đánh thử để rút kinh nghiệm. Ngày 10/3/1965, khi đợt đầu tiên của đội quân viễn chinh Mỹ đổ vào Đà Nẵng, một tên Mỹ đã ngã gục trước mũi súng bắn tỉa của “Đội thanh niên quyết tử” do Tỉnh Đoàn Quảng Đà (ngày nay là thành phố Đà Nẵng) tổ chức. Sau đó, khu Đoàn liên khu V quyết định phát triển các đội “Thanh niên quyết tử” ở tất cả 9 tỉnh, từ vùng núi Tây Nguyên đến các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đội “Thanh niên quyết tử” mang tên Anh hùng Võ Như Hưng do Huyện Đoàn Điện Bàn tổ chức, nhanh chóng nổi lên với nhiều cách đánh mưu trí, táo bạo. Đội ra mắt tại Gò Nổi, phía Nam sông Thu Bồn, với lực lượng ban đầu là 31 tay súng. Trong một trận đánh không cân sức, đội đã chiến đấu kiên cường, đánh lui một lực lượng liên hợp gồm 3 tiểu đoàn quân Mỹ và nguỵ, diệt 125 tên, bắn cháy 5 xe tăng và xe bọc thép, rồi thừa thắng, truy kích địch vào tận thị xã Vĩnh Diện. Tại đây, một lực lượng nhỏ của đội trụ lại, thoắt ẩn, thoắt hiện bám đánh địch liên tiếp trong nhiều ngày. Đội “Thiếu niên quyết tử Nguyễn Văn Trỗi” ở Điện Hoà chỉ có 6 em cũng đã lập công xuất sắc: Trong 3 tháng diệt 135 tên Mỹ và thu được 15 súng. Tại thành phố Sài Gòn và các thành phố, thị xã khác đã xuất hiện những “đội quân ngầm” hoạt động táo bạo, diệt hàng trăm tên giặc xâm lược, trong đó có nhiều tên giặc lái nhà nghề và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ.

Tổ chức Đoàn, Hội ở nhiều nơi còn góp phần tổ chức những đơn vị chiến đấu gồm toàn nữ thanh niên, 6 nữ thanh niên du kích ở Quế Sơn (Quảng Nam) 7 ngày đêm liền chống trả một trung đoàn địch đến càn quét, diệt 59 tên Mỹ – Nguỵ, hạ một máy bay. Chị em vừa cầm súng chiến đấu quyết liệt, khi lực lượng địch mạnh, tràn được vào trong thôn xóm, chị em lại giấu súng, trở thành những cô gái dịu dàng trò chuyện thuyết phục từng tên địch. Địch rút ra ngoài, chị em lại cầm súng, đón đánh đợt tấn công tiếp của chúng. Trong nhiều huyện của miền Tây và miền Đông Nam Bộ còn xuất hiện những đơn vị nữ pháo binh chiến đấu ngoan cường. Các đội nữ pháo binh ở Rạch Giá, Long An, nhất là đội nữ pháo binh quận Lái Thiêu (Thủ Dầu Một) chỉ sau 10 ngày huấn luyện đã sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật, bắn chính xác, diệt 37 tên địch, trong đó có một đại uý nguỵ.

Trong gian khổ ác liệt, phong trào “Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch” của thanh niên trong tất cả các thứ quân trên chiến trường miền Nam ngày càng phát triển, nẩy nở nhiều tấm gương tiêu biểu. Dương Văn Tân, kiện tướng diệt Mỹ trẻ tuổi của Tây Ninh, cùng tổ chiến đấu của mình trong 16 ngày đêm đánh tan xác và đánh hỏng 16 xe tăng, xe bọc thép, diệt 87 tên Mỹ. Từ Văn Phước, 26 tuổi, Dũng sĩ diệt Mỹ Thủ Dầu Một, trong 13 tháng chiến đấu ở vùng sát địch quận Lái Thiêu diệt 71 tên Mỹ, 17 lính Nam Triều Tiên, 45 lính nguỵ… Qua hiệp đầu đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất của địch (1965-1966) riêng Quảng Trị, Thừa Thiên đã xuất hiện 2.700 dũng sĩ, trong đó có gần 500 dũng sĩ diệt Mỹ. Cũng thời gian ấy, ở miền Trung Trung Bộ có 405 dũng sĩ diệt Mỹ, 107 đơn vị anh dũng diệt Mỹ. Những lá cờ đầu diệt Mỹ như “Củ Chi đất thép thành đồng”, “Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, “Long An toàn dân đánh giặc”… có sức cổ vũ tuổi trẻ trên các chiến trường vươn lên lập công với những tên tuổi như Đoàn Văn Luyện, Ngô Bê, Nguyễn Văn Hoà, Trần Thị Tâm… Là những thanh niên kiên cường như Võ Thị Thắng, không may bị sa vào tay giặc vẫn một lòng tin tưởng ở tương lai của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trước bản án 20 năm khổ sai của kẻ thù chị vẫn nở nụ cười chiến thắng! Là Kpă Klơng “Tuổi nhỏ chí lớn”, 13 tuổi đã tham gia du kích. Khi nhập ngũ, anh làm trinh sát cho bộ đội huyện Chưpông. Kpă Klơng có biệt tài bắn xuyên táo, luôn chọn điểm cao thích hợp, bình tĩnh chờ địch đến gần, mới nổ súng. Có lần anh bắn 3 viên đạn diệt 5 tên địch. Lần đi trinh sát ở Plêime anh đã bám lợi thế bắn 2 viên đạn diệt 4 tên biệt kích. Trong mọi tình huống, Kpă Klơng đều tìm mọi cách diệt địch đạt hiệu suất cao nhất. Có lần với 3 viên đạn còn lại, anh bám sát địch từ sáng đến chiều, đứng nấp cách địch 5 mét, chờ địch tập hợp hàng dọc mới bắn xuyên táo, diệt nhiều tên, làm bị thương 1 tên khác. Một lần khác đang làm nhiệm vụ canh gác trên rẫy, phát hiện địch kéo đến, anh bình tĩnh tìm vị trí thuận lợi, bắn 2 phát diệt ngay 4 tên. Những tên còn lại phải hốt hoảng tháo chạy. Đối với lính Mỹ, anh cũng có cách đánh thích hợp. Biết lính Mỹ khi tác chiến thường chiếm điểm cao, Kpă Klơng bố trí mìn trên đường rồi lên chiếm điểm cao trước, nằm phục kích. Lính Mỹ từ căn cứ Pleime hành quân lấn chiếm vấp phải mìn, đứa chết, đứa bị thương. Số còn lại vội chạy lên chiếm đỉnh cao, liền bị Kpă Klơng đang ém sẵn tại đó, ném lựu đạn vào đội hình diệt tiếp 4 tên, khiến chúng hoảng sợ tháo chạy.

Kpă Klơng là một chiến sĩ trẻ luôn xông xáo, gương mẫu. Trong nhiều năm anh đều được bầu là chiến sĩ thi đua của huyện, của tỉnh. Ngày 17/9/1967, anh được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang với sáu chữ vàng “Tuổi thiếu niên, chí anh hùng”.
Ngày 20/4/1966, nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng miền Nam Việt Nam, Giáo sư Phạm Huy Thông, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đã đọc bài diễn văn quan trọng tại cuộc mít tinh do Hội LHTN tổ chức tại Hà Nội. Giáo sư đã nhiệt liệt ca ngợi những thành tích xuất sắc của Hội LHTN giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ-nguỵ, nhất là trong quá trình đẩy mạnh phong trào "5 xung phong". Thay mặt Hội LHTN Việt Nam, Giáo sư Phạm Huy Thông đã tuyên bố nhiệt liệt hưởng ứng lời đề nghị của Hội LHTN giải phóng miền Nam Việt Nam về việc thanh niên hai miền Nam - Bắc cùng nhau bắt tay thi đua thực hiện có kết quả 2 phong trào "Năm xung phong" và "Ba sẵn sàng" để thực hiện mục tiêu đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đem lại độc lập, tự do thống nhất cho Tổ quốc.

Diễn văn của Giáo sư Phạm Huy Thông đã được các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền rộng rãi góp phần cổ vũ tuổi trẻ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ thành thị đến nông thôn.

Tháng 6/1966, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng và TW Hội LHTN giải phóng chủ trương đẩy mạnh phong trào "Năm xung phong" lên một bước mới với khí thế “Phất cao cờ Năm xung phong, thanh niên thành đồng thừa thắng xông lên đánh bại hoàn toàn Mỹ – nguỵ”. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của tuổi trẻ miền Nam là cầm súng giết giặc tham gia du kích địa phương và tòng quân. Nhiệm vụ ấy xác định cụ thể là phải xung phong tiêu hao, tiêu diệt nhiều hơn nữa sinh lực địch bao gồm quân Mỹ - nguỵ, chư hầu và mọi phương tiện chiến tranh của chúng. Đó là nhiệm vụ vinh quang trước nhất của thanh niên trong các lực lượng vũ trang, đồng thời đó cũng là nhiệm vụ của người thanh niên bất cứ ở đâu. Khi trên đất nước thân yêu còn một căn cứ địch, còn một bóng giặc xâm lăng thì thanh niên ta còn phải phát huy sáng kiến tiêu hao, tiêu diệt chúng, từ những hình thức đơn sơ, thông thường nhất cho đến những hình thức cao là trực tiếp cầm vũ khí.

Kế hoạch “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ – nguỵ mùa khô 1966–1967 thực sự đã bị bẻ gãy trước sức mạnh kiên cường của quân và dân ta, trong đó tuổi trẻ đã đóng góp một phần công sức đáng kể, cùng các lực lượng vũ trang trên toàn miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên địch (có 68.200 tên Mỹ, 5.540 tên chư hầu); tiêu diệt 22 tiểu đoàn bộ binh (có 9 tiểu đoàn Mỹ và 1 tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên); 4 tiểu đoàn pháo Mỹ; 12 tiểu đoàn cơ giới (có 10 tiểu đoàn Mỹ); 187 đại đội (có 59 đại đội lính Mỹ và 7 đại đội lính Nam Triều Tiên); phá huỷ 1627 xe tăng, xe thiết giáp, 2107 ô tô, 308 khẩu pháo, bắn rơi và phá huỷ 1213 máy bay, bắn chìm bắn cháy 42 tàu, xuồng.

Phối hợp với phong trào "Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch", mũi đấu tranh chính trị cũng được đẩy mạnh. Sau thất bại của Mỹ trong mùa khô 1965 - 1966, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ ngụy quân, ngụy quyền, nhân dân, học sinh, sinh viên Huế đã xuống đường chống chính sách lệ thuộc Mỹ của Thiệu - Kỳ. Sinh viên, học sinh đã chiếm Đài phát thanh Huế (ngày 23/3/1966), hàng ngày phát đi khắp thế giới tin tức đấu tranh bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp. Cuộc đấu tranh thu hút cả lực lượng địch cùng tham gia, 1600 cảnh sát ngụy tham dự mít tinh đã tuyên bố đứng vào hàng ngũ cách mạng.

ở Đà Nẵng, hàng vạn nhân dân, hội viên, thanh niên lao động và học sinh, sinh viên đã xuống đường hô vang khẩu hiệu chống độc tài, đòi Thiệu - Kỳ từ chức, đòi Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đòi chúng cút về nước. Ngụy quyền ở thành phố tê liệt, quần chúng đứng lên tự quản, làm chủ Đài phát thanh Đà Nẵng, thành lập tổ học sinh cảm tử, biệt động và đội công nhân vũ trang trấn áp bọn ác ôn phản cách mạng. Cả thành phố bãi công, bãi thị. Học sinh phá Phòng Thông tin Mỹ. Trước khí thế của quần chúng, Mỹ buộc phải rút hết 30.000 lính và cố vấn quân sự Mỹ ra Hạm đội 7. Thiệu - Kỳ đưa quân từ Sài Gòn ra, nhưng trước khí thế của quần chúng, hơn nữa chưa có lệnh của quan thầy Mỹ, lại rút về. Ngày 6/4, từ Huế, 2 tiểu đoàn "thanh niên quyết tử miền Trung" vượt qua hàng rào phong toả của địch đến chi viện cho thanh niên và nhân dân Đà Nẵng.

Sau 76 ngày đêm nhân dân và tuổi trẻ giành quyền làm chủ, ngày 15/5, Mỹ dàn xếp ổn thoả với Thiệu - Kỳ, chúng cho 6 tiểu đoàn có máy bay và xe bọc thép yểm trợ đã đánh chiếm lại các vị trí ở Đà Nẵng. Tháng 6/1966, Thiệu - Kỳ chuyển quân ra đàn áp ở Huế, nhân dân và tuổi trẻ thành phố đưa bàn thờ Phật ra đường và tổ chức phong trào đấu tranh quyết liệt chống lại chúng. Tại Sài Gòn, trong phong trào "chống nội chiến miền Trung", bàn thờ Phật được dựng ở phòng tuyến ngã Bảy, Bàn Cờ, và Sư Vạn Hạnh. ở Đà Lạt, ngày 28/3/1966, học sinh các trường Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo, Bồ Đề... và sinh viên trường Đại học Đà Lạt bãi khoá, kéo đến phòng thông tin Mỹ đưa ra yêu sách, đòi Mỹ rút khỏi Đà Lạt. Cuộc đấu tranh nhanh chóng trở thành phong trào chống Mỹ, chiếm đài phát thanh, chiếm giữ khu chợ Hoà Bình. Địch  huy động quân biệt động, cảnh sát dã chiến đàn áp. Ngày 21/4, học sinh xuống đường tuần hành đưa tang, biến đám tang thành cuộc đấu tranh chống Mỹ và ngụy quyền tay sai. Thanh niên học sinh tổ chức những "đêm không ngủ", "đốt lửa trại nhìn rõ mặt kẻ thù", tổ chức toà án xử tội phạm chiến tranh Giônxơn, Mắc Namara, Taylo.

"Năm xung phong" từng bước đi vào cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ miền Nam bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, có những nơi cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, phong trào tòng quân và tham gia du kích của thanh niên càng phát triển. Có những xã ở Kiến Phong, tỉnh Long An trong khi địch đang tiến hành bình định, lấn chiếm, dồn bắt thanh niên đi lính, vào phòng vệ dân sự vẫn có hàng trăm thanh niên đi tòng quân và tham gia du kích. Hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng trong điều kiện địch đánh phá ác liệt vẫn thường xuyên cấp đủ tân binh bổ sung theo yêu cầu phát triển lực lượng địa phương và cung cấp nhiều tân binh cho lực lượng chủ lực toàn miền. Hai tỉnh Bến Tre và Mỹ Tho hàng tháng có từ 100 - 200 thanh niên tòng quân, góp phần xây dựng nên những đơn vị chủ lực lớn của quân đội cách mạng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường. Riêng Mỹ Tho (ngày nay là tỉnh Tiền Giang) trong hai năm 1967-1968 đã có 13.800 đoàn viên và hội viên, thanh niên lên đường nhập ngũ. ở các xã Cẩm Sơn, Mỹ Thiện... có đến 80% số thanh niên đến tuổi đã lên đường đi chiến đấu.

Từ năm 1965 đến năm 1968, tuổi trẻ liên khu 5 đã có 2 khoá tòng quân tập trung. Khoá Nguyễn Văn Trỗi kéo dài trong 2 năm 1965 - 1966, có trên 28.000 cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên nhập ngũ, góp phần lập nên hai sư đoàn quân chủ lực, sư đoàn 3 (thành lập tháng 9/1965) và sư đoàn 2 (thành lập tháng 11/1965): Chuẩn bị cho cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tổ chức Đoàn, Hội các tỉnh thuộc liên khu 5 lại phát động cao trào tòng quân "xông lên giành chính quyền, thanh niên quyết thắng", với 25.000 đoàn viên và thanh niên nhập ngũ.

Có nhiều hình ảnh sinh động xuất hiện trong phong trào tòng quân, như vợ mới cưới tiễn đưa chồng đi làm nhiệm vụ, cha dẫn con ra mặt trận v.v... Có những gia đình lần lượt 5-7 anh chị em hy sinh, còn lại người con út chưa đủ tuổi, vẫn thiết tha được lên đường cầm súng. ở Lộc Ninh, bà mẹ Lê có 2 người con trai đến tuổi quân dịch, bà đã tìm cách che giấu cho con suốt 4 năm trời, đến ngày quê hương được giải phóng, bà đã vui vẻ dẫn cả 2 con đến giao cho cách mạng, còn lại một mình ở nhà sản xuất.

Thấy rõ việc đưa thanh niên đứng hẳn về phía cách mạng là hình thức triệt để nhất để b

Số lần đọc: 1495

Tin liên quan